Thông Báo:

Mọi thắc mắc xin liên hệ facebook: Bá Sơn
fb.com/sonden2000
Posted by : Unknown Thursday, March 16, 2017

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH

ĐỀ CHÍNH THỨC

 
 


 (Đề thi có 2 trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT
NĂM HỌC 2012 - 2013

MÔN THI: TIN HỌC - LỚP 10
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
Hãy trình bày thuật toán giải các bài toán sau đây:
BÀI 1: SỐ THÂN THIỆN
Đang tìm hiểu các thuật toán về số tự nhiên, Nguyên phát hiện ra số tự nhiên có rất nhiều tính chất thú vị. Ví dụ số hoàn hảo có tính chất: tổng các ước bằng 2 lần số đó, như số 6, số 24… Nhiều số tự nhiên khi tìm ước chung lớn nhất với số đảo ngược của nó bằng 1, những số như thế được gọi là số thân thiện. Chẳng hạn số 23, số đảo ngược của nó là 32, hai số này có ước chung lớn nhất là 1 nên số 23 là số thân thiện và 32 cũng là số thân thiện.
Yêu cầu: Cho 2 số tự nhiên a, b (10 ≤ a ≤ b ≤ 104). Hãy đếm xem trong đoạn từ a đến b có bao nhiêu số thân thiện.
Ví dụ:
Dữ liệu vào
Kết quả
Giải thích
19   29
4
Đó là các số: 19, 23, 25, 29

BÀI 2: SỐ TỰ NHIÊN NHỎ NHẤT
Nam một người bạn của Nguyên đang tìm cách giải một bài toán liên quan tới số tự nhiên và cần sự giúp đỡ của Nguyên, nhưng thử thách lần này là một dãy gồm N số tự nhiên bất kỳ nằm trong đoạn từ 0 tới 109, tìm số tự nhiên nhỏ nhất không có trong dãy số đó. Vì số lượng các số tự nhiên trong dãy số đã cho có thể lên tới 106 phần tử nên việc tìm thủ công là không thể mà cần một thuật toán để cài đặt vào máy tính và nhờ máy tính tìm giúp.
Yêu cầu: Cho một dãy A gồm N (1 ≤ N ≤ 106) số tự nhiên. Hãy tìm số tự nhiên nhỏ nhất không xuất hiện trong dãy A.
 Ví dụ:
Dữ liệu vào
Kết quả
N= 5
Dãy số:   5  4  2  3  1
0
N= 9
Dãy số: 2  4  0  3  1  2  6  2   8
5



BÀI 3: SỐ LƯỢNG NHÓM ĐỀ TÀI
Nhà trường phát động phong trào đăng ký làm sáng tạo khoa học kỹ thuật, tất cả các bạn trong lớp của Nguyên đều tích cực tham gia và được phân công vào các nhóm đề tài. Mỗi nhóm đề tài được ký hiệu: <Tên nhóm> <Số thành viên>, ví dụ Nguyên được phân công vào nhóm TIN gồm 3 thành viên thì ký hiệu nhóm là TIN 3. Danh sách được lập ra gồm ký hiệu nhóm và tên thành viên, nhưng trong quá trình in ấn cột ký hiệu nhóm bị mờ <tên nhóm> và không đọc được chỉ còn lại <số thành viên>.
Ví dụ:
   Ký   hiệu
Thành viên

hiệu
Thành viên
TIN 3
Việt

3
Việt
TOAN 2
Tuấn

2
Tuấn
TIN 3
Thái
Do lỗi in ấn →
3
Thái
TIN 3
Anh

3
Anh
TOAN 2
Chính

2
Chính

Yêu cầu: Cho danh sách gồm n học sinh và số thành viên của nhóm tương ứng với từng học sinh. Hãy xác định số lượng nhóm đề tài đã được phân công. Dữ liệu đảm bảo bài toán có nghiệm.
Ví dụ:
Dữ liệu vào
Kết quả
N= 5
3  2  3  3  2
2
N= 10
5  1  2  5  5  2  5  5  2  2
4



---------------------------HẾT---------------------------

Ghi chú: 
-         Ngoài cách trình bày bằng phương pháp liệt kê hoặc sơ đồ khối, thí sinh có thể sử dụng ngôn ngữ mô phỏng PASCAL hoặc ngôn ngữ PASCAL để trình bày thuật toán với dữ liệu vào/ra từ màn hình.
-         Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
-         Giám thị không giải thích gì thêm.


-          
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HÀ TĨNH

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH CẤP THPT NĂM HỌC 2012 - 2013

HƯỚNG DẪN CHẤM THI
Môn thi: Tin học 10



Gợi ý đáp án
Thang điểm
Câu 1

6.0

- Xác định bài toán:
     Input: Hai số a, b (10 ≤ a ≤ b ≤ 104)
     Output: Số lượng số thân thiện thuộc đoạn [a,b]
0.5

- Ý tưởng: Dùng 1 biến dem để lưu số lượng số thân thiện
          Xét lần lượt các số tự nhiên i từ a tới b
 Với mỗi số i xác định số tự nhiên j là đảo ngược của i
  Nếu UCLN(i,j)= 1 thì tăng biến dem lên 1
           Kết quả bài toán là dem
1.0

- Thuật toán:
Bước 1. Nhập hai số a và b;
Bước 2. i!a; dem ! 0;
Bước 3. Nếu i>b thì chuyển đến bước 13;
Bước 4. k!i, Songuoc!0;
Bước 5. Nếu k = 0 thì chuyển đến bước 8;
Bước 6. Songuoc!Songuoc*10+k mod 10;
Bước 7. k ! k div 10; rồi quay lại bước 5
Bước 8. k ! i;
Bước 9. Nếu k = Songuoc thì chuyển đến bước 11;
Bước 10. Nếu k > Songuoc thì  k ! k - Songuoc
     Ngược lại Songuoc ! Songuoc – k, rồi quay lại bước 9;
Bước 11. Nếu k=1 thì dem ! dem+1;
Bước 12. i!i+1 và quay lại bước 3;
Bước 13. Đưa ra kết quả dem rồi kết thúc.
4.5

Theo yêu cầu đề bài cho thấy các bước giải rất rõ ràng nên trong thuật toán có thể chia nhỏ từng phần để cho điểm.
Bước 1: Nhập dữ liệu: 0,5 điểm
Bước 2, bước 3, bước 12 thể hiện vòng lặp: 1 điểm
Bước 4 tới bước 7 tính số đảo ngược: 1 điểm
Bước 8 tới bước 11 xác định UCLN: 1,5 điểm
Bước 13: Đưa ra kết quả: 0,5 điểm

Câu 2.

7.0

- Xác định bài toán:
      Input: N và dãy A gồm N số tự nhiên
     Output: Số tự nhiên nhỏ nhất không xuất hiện trong dãy A
0.5

- Ý tưởng:
Nhận xét: Số tự nhiên nhỏ nhất luôn nằm trong đoạn từ 0 tới N.
Do vậy dùng dãy B[0..N] để đánh dấu những số đã có trong dãy A nằm trong đoạn từ 0 tới N. Ban đầu đánh dấu tất cả các phần tử của dãy B có giá trị là False. Tiếp theo đánh dấu trong dãy B những phần tử có trong dãy A như sau:
Xét i: 1 tới N, nếu Ai<=N thì đánh dấu B[Ai]ßTrue
      Tìm số tự nhiên đầu tiên j trong dãy B mà Bj=False, với j: 0 tới N

1.5

- Thuật toán:
Bước 1. Nhập N và dãy A1, A2,...,AN;
Bước 2. i!0;
Bước 3. Nếu i>N thì chuyển đến bước 6;
Bước 4. Bi!False;
Bước 5. i!i+1; rồi quay lại bước 3;
Bước 6. i!1;
Bước 7. Nếu i>N thì và chuyển đến bước 10;
Bước 8. Nếu Ai<=N thì B[Ai]!true;
Bước 9. i!i+1 và quay lại bước 7;
Bước 10. j!0;
Bước 11. Nếu Bj=false thì thông báo j, rồi kết thúc;
Bước 12. j!j+1 và quay lại bước 11;
         
5.0
Câu 3.

7.0

- Xác định bài toán:
     Input: N và dãy A gồm N số nguyên dương lưu số thành viên
     Output: Số lượng nhóm đề tài
0.5

- Ý tưởng:
Xét lần lượng từng học sinh:1 .. N
  Ứng với từng học sinh đánh dấu các học sinh cùng nhóm, đồng thời tăng biến dem lên 1.
 Kết quả bài toán là dem
1.5

- Thuật toán:
Bước 1. Nhập N và dãy A1, A2,...,AN;
Bước 2. i!1; dem ! 0;
Bước 3. Nếu i>N thì chuyển đến bước 11;
Bước 4: Nếu Ai<=0 thì chuyển sang bước thứ 10;
Bước 5. dem ! dem+1;
Bước 6. K!Ai;  j ! i; d ! 0;
Bước 7. Nếu (j>N) hoặc (d=K) thì và chuyển đến bước 10;
Bước 8. Nếu Aj=k thì Aj ! -K; d ! d+1;
Bước 9. j!j+1 và quay lại bước 7;
Bước 10. i!i+1 và quay lại bước 3
Bước 11. Đưa ra kết quả dem  rồi kết thúc.

5.0

-         Mỗi bài toán có nhiều thuật toán khác nhau để giải, Tùy vào bài làm của học sinh và thang điểm trên để cho điểm phù hợp
-         Bài 3: Có thuật toán sắp xếp trước khi đánh dấu với độ phức tạp thuật toán nhỏ hơn, nếu học sinh thể hiện được thuật toán này có thể khuyến khích hơn


-          

- Copyright © Luyện thi HSG pascal - blog hướng dẫn tin 11 nâng cao - Powered by Blogger - Designed by Bá Sơn -